Công nghệ tái chế rác thải tối ưu, giúp môi trường xanh sạch đẹp

Hữu Đạt - Ban Chuyên mục Logistics xanh|25/01/2024 19:00

Công nghệ tái chế rác thải là một quá trình sử dụng các phương pháp vật lý, hóa học hoặc sinh học để biến rác thải thành các sản phẩm hữu ích. Công nghệ này có thể giúp giảm lượng rác thải chôn lấp, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Rác thải bao gồm rất nhiều loại, vì thế mỗi loại rác thải sẽ có những hình thức tái chế khác nhau để đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Công nghệ tái chế

Công nghệ tái chế rác thải là một quá trình sử dụng các phương pháp vật lý, hóa học hoặc sinh học để biến rác thải thành các sản phẩm hữu ích. Công nghệ này có thể giúp giảm lượng rác thải chôn lấp, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Rác thải bao gồm rất nhiều loại, vì thế mỗi loại rác thải sẽ có những hình thức tái chế khác nhau để đạt hiệu quả tối ưu nhất.

cong-nghe-tai-che-rac-thai-logistic-xanh.jpg

Tái chế rác thải, phương pháp tối ưu để bảo vệ môi trường - Nguồn ảnh : Waste Management World

Tái chế nhựa: Nhựa là một trong những loại rác thải phổ biến nhất trên thế giới. Có nhiều loại nhựa khác nhau, mỗi loại có một công nghệ tái chế riêng. Một số loại nhựa phổ biến được tái chế bao gồm polyethylene terephthalate (PET), polypropylene (PP), polystyrene (PS) và polyvinyl chloride (PVC). Ngoài ra nhựa thải ra môi trường cũng là nguyên liệu tuyệt vời để tạo ra viên đốt RPF, phương pháp này không những giải quyết được vấn đề môi trường mà còn có thể bổ sung thêm nguồn chất đốt. Theo ghi nhận viên đốt RPF có nhiệt lượng tỏa ra tương đối ổn định, có thể thay thế các tài nguyên hóa thạch như than đá.

cong-nghe-tai-che-rac-thai-logistic-xanh-anh-2.png

Quy trình sản xuất và hiệu quả của viên đốt RPF đem lại - Nguồn ảnh: Urenco.com

Bên cạnh đó còn có công nghệ tái chế kim loại. Phế liệu kim loại tồn tại gây ảnh hưởng đến chất lượng sức khỏe con người, sinh vật cũng như môi trường sẽ bị ô nhiễm vì thế tái chế, tái sử dụng loại loại phế liệu này là vô cùng quan trọng và cần thiết. Việc tái chế, tái sử dụng sẽ làm cho kim loại không thay đổi tính chất vật lý của nó, ngay cả khi được tái sử dụng nhiều lần. Việc vứt bỏ phế liệu kim loại ra môi trường có thể gây nguy hiểm, khi di chuyển có thể đạp trúng, kim loại gỉ sét, thối vữa ra gây ô nhiễm môi trường đất, vì thế việc thu gom để tái chế sẽ góp phần hạn chế sự phân tán tính gây hại của chúng đến môi trường cung quanh. Đồng thời lợi ích kinh tế từ tái chế phế liệu kim loại không hề thấp, chẳng hạn như có thể tạo ra các sản phẩm mới có giá trị.