Nông nghiệp xanh - hành trình mới của nông nghiệp Việt ‏

Hữu Đạt - Ban Chuyên mục Logistics xanh|25/01/2024 07:00

Với xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, việc phát triển các ngành kinh tế trọng điểm là các hoạt động cần thiết để đảm bảo cho việc phát triển kinh tế bền vững đồng thời đảm bảo được việc bảo vệ môi trường. Một nước nổi tiếng phát triển lâu đời nền nông nghiệp và đặc biệt đó là nông nghiệp lúa nước như Việt Nam, thì giải pháp nông nghiệp xanh chính là đáp án để giúp nền kinh tế Việt trở nên ổn định và bền vững.

Nông nghiệp xanh - hành trình mới của nông nghiệp Việt

‏Với xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, việc phát triển các ngành kinh tế trọng điểm là các hoạt động cần thiết để đảm bảo cho việc phát triển kinh tế bền vững đồng thời đảm bảo được việc bảo vệ môi trường. Một nước nổi tiếng phát triển lâu đời nền nông nghiệp và đặc biệt đó là nông nghiệp lúa nước như Việt Nam, thì giải pháp nông nghiệp xanh chính là đáp án để giúp nền kinh tế Việt trở nên ổn định và bền vững, mở ra nhiều cơ hội khác nhau và hòa chung với định hướng cùng xu hướng thế giới.‏

‏Nông nghiệp “sạch”
‏Nông nghiệp xanh là một phương pháp sản xuất nông nghiệp bền vững, sử dụng các kỹ thuật và công nghệ nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm và thu nhập cho người nông dân.‏

‏Nông nghiệp xanh – chìa khóa phát triển kinh tế bền vững -‏
‏Nguồn ảnh: Thái Bình xanh

‏Để đảm bảo được nông nghiệp xanh phát triển ổn định cần phải đảm bảo các nguyên tắc như sau:‏

‏Tối ưu hóa sử dụng tài nguyên thiên nhiên: Nông nghiệp xanh sử dụng các kỹ thuật như tưới tiết kiệm, bón phân hữu cơ, luân canh cây trồng,... để giảm thiểu việc sử dụng đất, nước, không khí và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác. Khuyến khích việc sử dụng các giống cây trồng bản địa, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng và vật nuôi,... để bảo tồn đa dạng sinh học. Nông nghiệp xanh sử dụng các biện pháp cải thiện ô nhiễm môi trường như sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học,...‏

‏Nông nghiệp xanh mang lại nhiều lợi ích cho môi trường, kinh tế và xã hội, giúp giảm thiểu ô nhiễm đất, nước, không khí và giảm phát thải khí nhà kính. Nông nghiệp xanh giúp bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần duy trì cân bằng sinh thái. Tăng cường khả năng chống chịu của cây trồng với biến đổi khí hậu, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về thực phẩm an toàn, chất lượng. Ngoài ra còn tăng giá trị của sản phẩm giúp đời sống nông dân bớt vất vả và giảm thiểu được một số khoản chi phí trong sản xuất.‏

‏Chính sách “xanh”

‏Nghị quyết số 19-NQ-TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp quan trọng về phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng. Nghị quyết đặt ra yêu cầu phải đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp thực chất, hiệu quả, khai thác và phát huy lợi thế nền nông nghiệp nhiệt đới, tiềm năng, lợi thế của từng vùng, miền, địa phương. Khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), giảm phát thải khí nhà kính... Các định hướng quan trọng này cũng được khẳng định trong nhiều Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, biến đổi khí hậu, phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững.‏

‏Nông nghiệp xanh – cuộc cách mạng lớn của nền kinh tế Việt -‏
‏Nguồn ảnh: Bộ Tài nguyên và Môi trường

‏Bên cạnh đó còn có đề án ‏‏"Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ‏‏Đồng Bằng Sông Cửu Long ‏‏". Vùng đất “Cửu Long” được nhận xét là nơi hoạt động nông nghiệp sôi nổi nhất tại phía Nam Việt Nam, không những được phù sa quanh năm bồi tụ mà nhân lực tại nơi đây cũng vô cùng dồi dào và đông đúc. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết: "Đề án này hướng tới mục tiêu tổ chức lại sản xuất, hình thành các tổ chức nông dân, ưu tiên phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã. Đề án cũng hướng tới tạo dựng hệ sinh thái ngành hàng có sự tham gia của Hiệp hội doanh nghiệp, các chuyên gia trong và ngoài nước hỗ trợ, đồng hành nâng cao năng lực cộng đồng". Từ đó sẽ đảm bảo về vấn đề môi trường tại vùng ĐBSCL đồng thời tăng thêm lợi nhuận dự kiến lên tới 40% so với cách thức sản xuất ban đầu tại vùng đất này.‏

‏Kỷ‏‏ nguyên “xanh” của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long - Ảnh minh họa

‏Đa dạng mô hình “xanh”

‏Nông nghiệp xanh rất đa dạng về các mô hình sản xuất:‏

‏Mô hình trồng rau thủy canh, được xem là mô hình tương đối đơn giản nhưng chất lượng sản phẩm đạt được giá trị lại vô cùng lớn. Điều kiện áp dụng mô hình này cũng không quá khó yêu cầu một khoảng diện tích tương đối có ánh sáng và thoáng mát, loại mô hình này cũng rất dễ áp dụng tại các hộ gia đình.‏

Trồng rau thủy canh‏ - Nguồn ảnh: moBiAgri

‏Ngoài ra còn có các loại mô hình khác như ‏‏nuôi trồng thủy canh, rau xanh cá sạch (Aquaponics).‏

‏Mô hình Aquaponics‏ - Nguồn ảnh: Agri.vn

‏Phương pháp này sẽ tạo ra một mô hình tuần hoàn khép kín, không cần phải bón phân cho cây vì chất dinh dưỡng sẽ được cung cấp bởi chất thải của cá qua bộ lọc vi sinh nhờ quá trình chuyển hóa nitrat, ngoài ra sau khi hấp thụ chất dinh dưỡng rễ cây sẽ chịu trách nhiệm lọc sạch nước và trả lại nguồn nước sạch cho bể cá. Với phương pháp này không những tạo ra được loại rau đảm bảo chất lượng và giá trị dinh dưỡng ngoài ra còn có thể nuôi được thêm cá cảnh hoặc cá giống để cung cấp cho bữa ăn hằng ngày.‏

‏Chưa dừng lại ở đó nông nghiệp xanh còn có thể “cộng sinh” với các loại hình du lịch khác nhau.‏

‏Du lịch gắn với nông nghiệp – loại hình mang đến tiềm năng‏ - Nguồn ảnh: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

‏Du lịch phát triển cùng với nông nghiệp là loại hình tương đối mới nhưng đem lại lợi ích về kinh tế vô cùng cao cho địa phương và doanh nghiệp, đồng thời tác động rất nhiều vào ý thức con người về vấn nạn ô nhiễm môi trường hiện nay giúp mọi người có thêm trách nhiệm bảo vệ môi trường và đem lại nguồn thu cho người nông dân.‏

‏Tiềm năng kết nối tiềm năng

‏Việt Nam là một nước nông nghiệp với diện tích đất nông nghiệp lớn. Việc phát triển nông nghiệp xanh là một xu hướng tất yếu để đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của đất nước. Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh thúc đẩy kinh tế. Với những tiềm năng và lợi ích to lớn, nông nghiệp xanh đang ngày càng được quan tâm và phát triển ở Việt Nam. Đây là một hướng đi đúng đắn để Việt Nam xây dựng nền nông nghiệp bền vững, đảm bảo cung cấp lương thực, thực phẩm an toàn cho người dân và góp phần bảo vệ môi trường.‏

Bài liên quan
  • Công nghiệp xanh - Kết nối kinh tế và môi trường
    ‏Việt Nam là quốc gia đang phát triển, với tốc độ công nghiệp hóa nhanh chóng. Do đó, việc phát triển công nghiệp xanh là một yêu cầu cấp thiết để bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Nông nghiệp xanh - hành trình mới của nông nghiệp Việt ‏
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO