Thị trường chứng khoán 2023: Xu thế mới, lựa chọn mới

Tuấn Anh|29/09/2022 15:18

Trong thời điểm hiện tại, thị trường chứng khoán liên tục giảm điểm, nhà đầu tư F0 rời bỏ thị trường. Vừa qua, VietnamBiz (vietnambiz.vn), Việt Nam Mới (vietnammoi.vn) cùng CTCP WiGroup phối hợp tổ chức tọa đàm “Thị trường chứng khoán 2023: Xu thế mới, lựa chọn mới" nhằm gợi mở cho nhà đầu tư có thêm góc nhìn về thị trường chứng khoán để họ đưa ra những định hướng đầu tư đúng trong thời gian tới.

Tọa đàm với sự tham gia của đại diện chuyên gia kinh tế độc lập, chuyên gia phân tích dữ liệu, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, doanh nghiệp niêm yết, hướng tới mục tiêu đánh giá triển vọng thị trường chứng khoán, gợi ý các chiến lược đầu tư hiệu quả, tiêu chí lựa chọn cổ phiếu phù hợp trong xu thế mới, tạo giá trị cho nhà đầu tư, góp phần phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) bền vững qua đó tạo động lực cho nền kinh tế phát triển.
Nhà đầu tư chứng khoán đang lo ngại biến động vĩ mô toàn cầu

Thực tiễn trong hai năm qua, TTCK Việt Nam bùng nổ với lượng lớn nhà đầu tư (NĐT) mới tham gia, nâng tổng số tài khoản giao dịch chứng khoán vượt ngưỡng 6,3 triệu. Đặc điểm này được giới chuyên gia nước ngoài đánh giá là động lực giúp TTCK bùng nổ trong vòng 3-5 năm tới.
Tuy nhiên, chính điều này cũng khiến cho thị trường dễ nhận những cú sốc lớn do các NĐT cá nhân chuộng lướt sóng, đầu cơ áp đảo về khối lượng giao dịch trên thị trường. Hệ quả là sau giai đoạn bùng nổ 2020-2021, thị trường đã sụt giảm mạnh cả về điểm số lẫn thanh khoản từ quý II/2022, làm giảm sức hút của thị trường trong ngắn hạn, nhiều nhà đầu tư thua lỗ, rời bỏ thị trường.
Nhìn về dài hạn, TTCK vẫn được đánh giá có tiềm năng tăng trưởng lớn, đặc biệt khi kinh tế Việt Nam đang hưởng lợi từ chiến lược xoay trục của dòng vốn đầu tư quốc tế, TTCK cũng được dự báo sẽ tăng trưởng như Trung Quốc cách đây 20 năm trước.
Nhưng ở thời điểm hiện tại, thị trường vẫn đang đứng trước rất nhiều biến số khó đoán định từ bên trong lẫn bên ngoài. Điều này đang khiến nhà đầu tư dễ lung lay trước những biến động của thị trường, việc đưa ra các lựa chọn đã trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Theo kết quả khảo sát trên 3.000 người mà ban tổ chức vừa thực hiện, có tới gần 70% số người tham gia cho rằng chứng khoán giai đoạn quý IV/2022 sẽ biến động chủ yếu theo xu hướng lình xình với các nhịp tăng giảm đan xen, khoảng 15% nhận định thị trường sẽ tăng trở lại và 15% còn lại cho rằng thị trường sẽ tiếp tục xấu đi.
Còn khảo sát về các yếu tố khiến nhà đầu tư lo ngại về thị trường, có tới 75,8% người tham gia tỏ ra lo ngại về yếu tố biến động của vĩ mô toàn cầu, 54% lo ngại về tình hình vĩ mô trong nước. Chiều ngược lại, về yếu tố kỳ vọng tác động tích cực đến TTCK thời gian tới, có 70% số người khảo sát kỳ vọng vào kinh tế vĩ mô trong nước giữ được ổn định, 51% số người kỳ vọng và yếu tố giải ngân vốn đầu tư công và gói kích thích kinh tế, 46% cho rằng lợi nhuận doanh nghiệp tăng trưởng.

vlr-29092022.png
Tọa đàm “Thị trường chứng khoán 2023: Xu thế mới, lựa chọn mới"

Những gợi mở lựa chọn cổ phiếu trong bối cảnh hiện tại
Theo ông Đào Minh Châu – Phó Giám đốc phân tích cổ phiếu SSI Research cho biết: "Tính đến ngày 23/9 năm 2022, VNIndex giảm 21% do ảnh hưởng của các ngành vật liệu, công nghiệp, bất động sản, tài chính. Giá trị giao dịch trên HSX cho thấy xu hướng giảm mạnh từ đỉnh cuối 2021.
Còn về động lực tăng trưởng Quý 4/2022 & 2023 sẽ đến từ chính sách tài khóa, với gói kích thích kinh tế có thể được giải ngân nhiều hơn. FDI tiếp tục được hưởng lợi từ sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam. Ngoài ra, Trung Quốc có thể dần nới lỏng các chính sách phong tỏa Covid giúp thúc đẩy nhu cầu khu vực, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch.
Các yếu tố rủi ro có thể gặp phải như áp lực kinh tế thế giới ngày càng tăng với rủi ro suy thoái sẽ ảnh hưởng đến kênh xuất khẩu của Việt Nam. CPI Việt Nam có độ trễ so với thế giới, có thể tăng mạnh vào cuối năm khi Chính phủ điều chỉnh giá điện, giá y tế và tiếp tục cao trong năm 2023. Chính sách tiền tệ trong nước có xu hướng thắt chặt với cung tiền giảm và lãi suất tăng.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp bị kiểm soát chặt chẽ hơn. Thanh khoản thị trường bất động sản sụt giảm, rúi ro từ nợ đáo hạn 2023 – 2024, trong hai năm tới khối lượng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn gần 250.000 tỷ sẽ tác động đến ngành ngân hàng và bất động sản. Cuối cùng, rủi ro đền từ vấn đề tỷ giá tăng và vẫn còn áp lực trong năm 2023, mặc dù có thể giảm bớt so với năm 2022.
Trong bối cảnh thị trường diễn biến khó lường với các điều kiện kinh tế chưa thuận lợi, có sự phân hóa giữa các nhóm ngành với nhau và các cổ phiếu trong từng nhóm ngành, các nhịp sóng tăng/giảm ngắn hơn giai đoạn trước,
Các công ty đầu ngành với năng lực tài chính tốt sẽ có sức chống chịu tốt hơn khi môi trường kinh doanh suy giảm. Đây là cơ hội tốt để mua cổ phiếu nắm giữ dài hạn, nhưng cần định giá hợp lý.
Các nhóm cổ phiếu tiềm năng là nhóm ngành phòng thủ, ít bị phụ thuộc chu kỳ kinh tế; cổ phiếu hưởng lợi từ đầu tư công và FDI; cổ phiếu hưởng lợi khi giá đầu vào giảm”.
Còn ông Huỳnh Minh Tuấn – Nhà sáng lập Công ty Cổ phần FIDT cho rằng: “Với ngân sách đầu tư công có thể lên đến 570.412 tỷ đồng để phát triển hạ tầng giao thông, sẽ làm cho việc di chuyển, xuất khẩu thuận lợi. Ngoài ra, chúng ta còn có những lợi thế cạnh tranh để củng cố thêm sức hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất như tiền lương nhân viên sản xuất (265 USD/tháng), giá điện công nghiệp (0,077 USD/Kwh), chi phí xây dựng (352 USD/m2), tất cả các chi phí đều thấp hơn các nước và số lượng khu công nghiệp nhiều hơn các nước trong khu vực. Hiện tại, các tập đoàn lớn như Apple, LG, Oppo… sắp chuyển nhà máy sản xuất đến Việt Nam. Do đó, bất động sản công nghiệp và xây dựng hạ tầng sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới, nên các mã cố phiếu liên quan như NTC, PHR, KBC, HHV, VCG, C4G… rất có tiềm năng tăng trưởng”.

Bài liên quan
  • Khởi động Dự án Chỉ số Năng lực cạnh tranh Logistics cấp tỉnh Việt Nam 2022
    Sáng 11/8, Lễ khởi động Dự án Chỉ số Năng lực cạnh tranh Logistics cấp tỉnh (LCI) Việt Nam năm 2022 được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh. Dự án do Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng các đơn vị nghiên cứu VCCI, Dream Incubator (DI) và Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam (VLI) thực hiện.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Thị trường chứng khoán 2023: Xu thế mới, lựa chọn mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO