Bước chuyển của hậu cần thông minh châu Á

31/08/2016 15:03

(VLR) (Vietnam Logistics Review) Bây giờ là thời điểm vừa thú vị vừa đáng sợ khi tham gia vào thương mại điện tử ở châu Á. Người tiêu dùng đồng loạt chấp nhận thương mại điện tử, và các công ty trong lĩnh vực này đang đăng ký thu nhập cao kỷ lục.

(Vietnam Logistics Review)Bây giờ là thời điểm vừa thú vị vừa đáng sợ khi tham gia vào thương mại điện tử ở châu Á. Người tiêu dùng đồng loạt chấp nhận thương mại điện tử, và các công ty trong lĩnh vực này đang đăng ký thu nhập cao kỷ lục.

Theo một báo cáo chính phủ của Mastercard, khu vực châu Á - Thái Bình Dương tạo ra hơn 567 tỷ USD trong tổng số giao dịch trong năm 2014, và có khả năng trở thành thị trường thương mại điện tử lớn nhất thế giới.

Phần đáng sợ cũng chính từ nhu cầu cao kỷ lục ở thị trường này - khách hàng muốn dịch vụ tốt hơn với thời gian chờ đợi ngắn hơn và chi phí ít hơn. Giao hàng dựa trên "lời hứa với khách hàng" là mấu chốt trong thương mại điện tử - khiến họ thất vọng đủ lâu, bạn sẽ bị tẩy chay.

Để thương mại điện tử phát triển, cần giải quyết nguyên nhân gây đình trệ: khâu hậu cần.

Để đạt các tiêu chuẩn đáp ứng khách hàng ngày càng cao, nhiều công ty cung cấp các dịch vụ phức tạp hơn trong khoảng thời gian ngắn, như Warby Parker được yêu thích hơn nhờ dịch vụ Thử tại nhà miễn phí, hay dịch vụ thời trang qua mạng Zalora cung cấp giao hàng trong ngày và trả đồ miễn phí (giống dịch vụ tạp hóa Honestbee).

Alessandro Duri, Giám đốc khu vực của Zalora Group chia sẻ: "Thách thức chính ở đây là đảm bảo trải nghiệm nhất quán cho mọi khách hàng, đảm bảo vận chuyển hàng nhanh chóng và tin cậy đến tận cửa nhà họ. Sự phát triển của ngành công nghiệp thương mại điện tử chặng cuối đặt ra nguy cơ về thời gian đặt hàng-giao hàng không nhất quán, dẫn đến việc không giữ đúng lời hứa giao hàng".

Tuy nhiên, hậu cần ở châu Á có thể trở nên rất nan giải. Theo ông Glen Borg - Giám đốc điều hành của Dematic, một công ty giải pháp hậu cần - châu Á có một số vấn đề đặc trưng như sau:

Đầu tiên là cơ sở hạ tầng giao thông kém phát triển. Vấn đề giao thông ở châu Á rất đa dạng, từ thiếu kết nối giữa các vùng đất lớn đến ùn tắc giao thông nghiêm trọng trong khu vực đô thị. Philippines, quốc gia nổi tiếng vì ùn tắc giao thông, từng trải qua một đợt giảm lượng nhập khẩu và tăng giá lương thực trong năm 2014 “nhờ vào” ùn tắc cảng nghiêm trọng. Thứ hai là ngày càng ít đất trống do quá trình đô thị hóa quá nhanh, đẩy chi phí kiểm kê lên cao.

Vấn đề cuối cùng, có vẻ nghịch lý, lại là chi phí lao động thấp. Nhiều công ty như Hermo, một thị trường làm đẹp và chăm sóc da có trụ sở tại Malaysia, sẽ tiếp tục đầu tư vào các dịch vụ hậu cần bên thứ ba (3PL) vì họ có khả năng chi trả nhờ vào chi phí lao động thấp. Trong thời gian ngắn, 3PL có ý nghĩa kinh doanh tốt, nhưng nhìn xa hơn, sử dụng lao động như một giải pháp sẽ gây khó khăn cho việc mở rộng quy mô.

Đó là lý do tại sao các công ty hậu cần như SingPost và Australia Post, những người có hầu bao để làm điều đó, đang thử nghiệm công nghệ UAV như một hình thức giao hàng chặng cuối mới.

"Nhiều công ty giải quyết vấn đề tăng trưởng bằng việc thuê thêm nhân viên kho" - ông Borg cho biết. "Tuy nhiên, điều này dẫn đến kho xưởng đông, năng suất thấp, độ chính xác và tốc độ thực hiện đơn hàng không đủ cạnh tranh. Nhiều công ty, đặc biệt là các công ty thương mại điện tử ở Trung Quốc và Ấn Độ hiện thấy rằng việc thêm lao động không phải là giải pháp."

Bước chuyển sang hậu cần thông minh

Các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử đang giải quyết vấn đề bằng cách đầu tư vào hậu cần thông minh – những công cụ biết khai thác dữ liệu và kỹ thuật tự động nhằm tối đa hóa hiệu suất.

Castlery, một nhà bán lẻ đồ nội thất trực tuyến Singapore cho biết họ đã dành 6 tháng xây dựng một hệ thống hoạch định nguồn lực DN (ERP) liên kết trên toàn chuỗi cung ứng và đồng bộ dữ liệu của họ theo thời gian thực từ các trang web, cửa hàng, trung tâm phân phối, và các nhà máy.

Họ chia sẻ rằng họ đang làm việc với các chuyên gia quốc tế xây dựng và tối ưu hóa một hệ thống quản lý kho xưởng để điều hành các trung tâm phân phối trên toàn thế giới, và có một thiết bị mô phỏng tải tự động đảm bảo sản phẩm được đóng gói hiệu quả.

Ông Declan Ee, nhà đồng sáng lập của Castlery, nhận xét các công ty giao hàng nhanh hơn, ít hao hụt sản phẩm, và giao hàng chặng cuối sẽ thắng thế về lâu dài.

Zalora, một trang web thương mại điện tử thời trang giao hàng khắp sáu quốc gia ở châu Á, đã tích hợp một loạt các công cụ tự động vào chu trình giao nhận khép kín, bao gồm một hệ thống cho khách hàng biết ngày giao hàng chính xác để email xác nhận cho khách hàng những chi tiết giúp họ theo dõi đơn hàng. Họ cũng có một hệ thống ưu tiên đơn hàng nội bộ năng động, đảm bảo tất cả đơn đặt hàng rời kho đúng lúc.

Hermo cũng đã chia sẻ họ đang tinh chỉnh tài nguyên nội bộ và các thuật toán phân loại đăng đặt hàng nhằm tối ưu hóa các quy trình trước chặng cuối.

Thích ứng hoặc tụt hậu

Thị trường cho hoạt động hậu cần hiện phình to hơn bao giờ hết. Theo cơ sở dữ liệu của Tech in Asia, tài trợ vốn cho các công ty khởi nghiệp hậu cần trong khu vực Đông Nam Á luôn đạt mức 28,16 triệu USD, tăng 110% so với năm 2014. Nếu các công ty thương mại điện tử muốn phát triển hơn nữa, cải thiện hậu cần sẽ là mục tiêu đầu tiên cần nhắm đến.

Theo ông Borg, chúng ta có thể mong đợi nhiều công ty thương mại điện tử toàn cầu sẽ tham gia vào thị trường này để xây dựng tiềm năng hậu cần địa phương.

"Khi các công ty thương mại điện tử hàng đầu tư vào hệ thống tự động hóa, dù họ là DN địa phương hay mang tầm quốc tế, những người khác cũng sẽ phải đầu tư theo hoặc sẽ bị họ bỏ lại," ông Borg nói. "Điều này không chỉ giới hạn cho các công ty thuần thương mại điện tử, mà còn cả các nhà bán lẻ truyền thống đang xây dựng tiềm năng bán lẻ đa kênh. Cuối cùng người tiêu dùng là người thắng cuộc, được tiếp cận với nhiều sản phẩm hơn, ở một mức giá tốt hơn, với giao hàng nhanh hơn chính xác hơn".

(theo techinasia.com)


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Bước chuyển của hậu cần thông minh châu Á
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO