Phát triển ngành logistics ở Việt Nam: 5 cơ hội và thách thức

Phạm Hùng Duy|18/07/2023 15:27

Việt Nam hiện đang là quốc gia đứng đầu trong các nước ASEAN về số lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics được Cơ quan Quản lý hoạt động hàng hải của Mỹ (FMC) cấp phép. Sự phát triển của ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam hiện có nhiều thuận lợi; thị trường có vị trí chiến lược trong khu vực châu Á có nhiều lợi thế như sự tăng trưởng của tiêu dùng địa phương và xu hướng toàn cầu của thương mại điện tử phát triển.

Tuy vậy, ngành dịch vụ logistics Việt Nam vẫn đang tồn tại một số hạn chế, cần phải có những giải pháp đồng bộ và phù hợp để phát triển ngành dịch vụ quan trọng này.

13854b82809cc9830545ec49876018c5_201896231845-compressed.jpeg

Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng hàng hóa hoặc thông tin liên quan đến nguyên vật liệu (đầu vào) và thành phẩm (đầu ra) từ nguồn này sang nguồn khác tiêu thụ. Logistics phát triển nhanh chóng giúp con người tận dụng tối đa nguồn nhân lực để đưa sản phẩm và dịch vụ đến tay người tiêu dùng với chất lượng cao nhất nhưng chi phí thấp nhất. Logistics có vai trò góp phần quan trọng trong việc phân phối hàng hóa từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng và là cầu nối thương mại toàn cầu. Hoạt động logistics hiện nay không chỉ liên quan đến hoạt động logistics vận tải mà còn liên quan đến việc lập kế hoạch, tổ chức vận chuyển nguyên nhiên vật liệu từ nhà cung cấp đến nhà sản xuất và thúc đẩy quá trình vận chuyển hàng hóa từ khâu sản xuất cuối cùng đến khâu giao hàng cho người tiêu dùng. Kết nối với toàn bộ cộng đồng để tối ưu hóa giúp giảm chi phí xử lý và lưu trữ.

Hiện nay, Việt Nam được đánh giá có nhiều cơ hội để thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ logistics. Cụ thể, với 3.260km bờ biển và hơn 1 triệu km2 là biển Việt Nam có vị trí địa lý và giao thông hàng hải khá thuận lợi. Ngành vận tải logistics ở Việt Nam có tiềm năng và cơ hội tăng trưởng.

Theo Viet Research thực hiện vào quý 1 năm 2023 đã khảo sát và cho biết 5 cơ hội và 5 thách thức trong phát triển ngành logistics ở Việt Nam như sau:

5 cơ hội

Thứ nhất, cải thiện hạ tầng vận tải: Chính phủ Việt Nam đã quyết định cam kết đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng giao thông, bao gồm cơ sở hạ tầng đường bộ, đường sắt và cảng biển. Nghị quyết số 163/NQ-CP của Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải đảm bảo tính đồng bộ của hạ tầng giao thông vận tải với mục tiêu phát triển ngành dịch vụ logistics. Cùng với các giải pháp tổng hòa khác, sớm đưa Việt Nam trở thành một đầu mối logistics quan trọng trong khu vực... Điều này tạo cơ hội ứng dụng công nghệ tiên tiến, quy trình đổi mới sáng tạo trong quản lý và vận hành hệ thống logistics.

Thứ hai, sự phát triển của thương mại điện tử: Sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử mang đến cho các công ty logistics cơ hội áp dụng những đổi mới trong xử lý, vận chuyển và giao hàng.

Thứ ba, sự xuất hiện của chuỗi cung ứng toàn cầu: Các công ty logistics có cơ hội nâng cao hiệu quả và tối ưu hóa quy trình vận chuyển/phân phối hàng hóa quốc tế.

Thứ tư, ứng dụng công nghệ mới: Công nghệ ngày càng tiên tiến, bao gồm trí tuệ nhân tạo, blockchain, IoT và trực tuyến. Sự phát triển của những công nghệ này tạo cơ hội cho sự đổi mới hơn nữa trong ngành hậu cần, từ quản lý hàng tồn kho đến quản lý chuỗi cung ứng và theo dõi.

Thứ năm, nhu cầu về dịch vụ logistics chuyên nghiệp: Với sự phát triển của nền kinh tế và kinh doanh, nhu cầu về dịch vụ logistics chuyên nghiệp ngày càng lớn. Điều này mở ra cơ hội cho các công ty logistics cung cấp các giải pháp sáng tạo, từ dịch vụ vận tải, kho bãi đến quản lý chuỗi cung ứng.

Bên cạnh với các cơ hội này, nghiên cứu cũng chỉ ra 5 thách thức trong sự phát triển và đổi mới sáng tạo của ngành logistics Việt Nam thời gian tới như sau:

5  thách thức

de000590_bergheim-dc1-compressed.jpeg

Thứ nhất, nguồn nhân lực và đào tạo còn hạn chế: Ngành logistics cần nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu đáp ứng yêu cầu chung. Tuy nhiên, một thách thức lớn là thiếu nguồn nhân lực và khó khăn trong đào tạo nguồn nhân lực.

Thứ hai, chi phí cho các trang thiết bị phục vụ cho các nhu cầu làm hàng còn cao và chi phí bảo trì các trang thiết bị.

Thứ ba, quản lý chuỗi cung ứng phức tạp: Ngành logistics phải đối mặt với việc quản lý chuỗi cung ứng phức tạp, bao gồm đảm bảo cung cấp đầy đủ, giảm thiểu lãng phí và tối ưu hóa quy trình vận chuyển. Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả đòi hỏi sự đổi mới trong cách tiếp cận và quản lý quy trình.

Thứ tư, cạnh tranh gay gắt: Ngành logistics Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các công ty trong và ngoài nước. Để duy trì và củng cố vị thế của mình, các công ty phải không ngừng đổi mới và tạo ra giá trị khác biệt nhằm thu hút khách hàng và đối tác kinh doanh.

Thứ năm, nhu cầu và mong đợi của khách hàng thay đổi: Khách hàng ngày càng đòi hỏi sự linh hoạt, nhanh nhạy và dịch vụ tối ưu từ các công ty logistics. Điều này buộc các công ty phải liên tục đổi mới và cải tiến quy trình, công nghệ và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Bài liên quan
  • Logistics trong thương mại điện tử xuyên biên giới
    Thương mại điện tử xuyên biên giới (CBEC) là một loại hoạt động thương mại quốc tế giữa các chủ thể thương mại khác nhau thuộc các khu vực hải quan khác nhau thông qua nền tảng thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến và logistics xuyên biên giới. Về bản chất, CBEC là một phần mở rộng của quá trình phát triển thương mại điện tử còn gọi là thương mại điện tử quốc tế.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Phát triển ngành logistics ở Việt Nam: 5 cơ hội và thách thức
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO