Quyết tâm tiến tới TPP của Việt Nam

20/09/2016 10:06

(VLR) (Vietnam Logistics Review) Theo đánh giá của Chính phủ, TPP có ý nghĩa rất quan trọng đối với nước ta, cả về kinh tế, chính trị, xã hội, là kết quả của một quá trình công phu kéo dài 7 năm. Cho đến nay, dù hiệp định chưa có hiệu lực, nhưng đã bắt đầu mang lại những lợi ích thiết thực cho Việt Nam.

(Vietnam Logistics Review) Theo đánh giá của Chính phủ, TPP có ý nghĩa rất quan trọng đối với nước ta, cả về kinh tế, chính trị, xã hội, là kết quả của một quá trình công phu kéo dài 7 năm. Cho đến nay, dù hiệp định chưa có hiệu lực, nhưng đã bắt đầu mang lại những lợi ích thiết thực cho Việt Nam.

Lợi thế khác biệt

Báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB) tính toán, Hiệp định kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể sẽ bổ sung thêm 8% GDP, 17% giá trị xuất khẩu thực tế, và 12% lượng tích lũy tài sản cho Việt Nam trong vòng 20 năm tới.

Trong số các nước tham gia TPP hiện nay, Việt Nam là nước có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất và có một số lợi thế so sánh đặc biệt mà không nước nào có được, cụ thể là ngành công nghiệp chế tạo thâm dụng lao động và các ngành hiện nay đang chịu thuế suất cao như dệt may. WB cũng cho rằng, TPP sẽ làm tăng thêm khối lượng FDI vào Việt Nam và làm tăng năng lực xuất khẩu, kể các các nhà cung cấp thượng nguồn cho các ngành hiện đang bị chi phối bởi quy định nghiêm ngặt về nguồn gốc xuất xứ (ví dụ dệt may).

Hội nhập quốc tế, gia nhập TPP có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội

Bên cạnh đó, việc cắt giảm các biện pháp phi thuế quan cũng sẽ đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Đầu tư dự kiến sẽ tăng trên 20% khi TPP đi vào thực hiện và sẽ làm tăng đáng kể lượng vốn đầu tư và tăng trưởng dài hạn. Tiền lương 5 nhóm ngành dự kiến cũng sẽ tăng trong giai đoạn 2020-2035, trong đó tiền lương nhóm tay nghề thấp tăng nhanh nhất.

Tác động tiếp theo là TPP sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam tăng khả năng thâm nhập thị trường và mở rộng cơ hội xuất khẩu. Hầu hết các loại thuế quan và nhiều biện pháp phi thuế quan đối với sản phẩm công nghiệp sẽ bị loại bỏ và cắt giảm ngay lập tức; thuế quan và các chính sách hạn chế khác đối với sản phẩm nông nghiệp sẽ bị loại bỏ và cắt giảm dần. Thông tin từ chuyên đề TPP của WB cũng nhấn mạnh, việc tiếp cận thị trường Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam.

Vì vậy, việc sớm phê chuẩn TPP có ý nghĩa quan trọng trong việc khẳng định quyết tâm chính trị cao của Việt Nam, thể hiện vai trò thành viên chủ động, tích cực trong TPP; góp phần thúc đẩy hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường hiện đại và hệ thống pháp luật trong nước để sẵn sàng thực thi hiệu quả các cam kết. Đồng thời có đủ thời gian để các DN, người dân và toàn bộ xã hội chuẩn bị.

Nỗ lực của Chính phủ

Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang đẩy mạnh cải cách hành chính và hệ thống chính sách để tạo môi trường thể chế minh bạch, vững mạnh hơn là một trong những ưu tiên hàng đầu nhằm tạo môi trường đầu tư có sức thu hút tốt hơn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho DN, nhà đầu tư nước ngoài làm ăn thành công tại Việt Nam.

Với những nỗ lực trên, Chính phủ Việt Nam hy vọng sẽ tạo tiền đề tốt thực thi hiệu quả TPP cũng như giúp cộng đồng DN hoạt động ở Việt Nam tận dụng cơ hội từ Hiệp định này. Thủ tướng khẳng định quyết tâm của Chính phủ Việt Nam đối với việc sớm phê chuẩn TPP. Hiện tại, Chính phủ Việt Nam đã hoàn tất hồ sơ phê chuẩn, dự kiến Quốc hội Việt Nam sẽ họp, xem xét và phê chuẩn TPP và phiên họp tháng 10.2016.

TPP mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu cho hàng nông sản Việt Nam

Quốc hội sẽ phê chuẩn Hiệp định TPP bằng một nghị quyết; trong đó, phê chuẩn việc Việt Nam gia nhập Hiệp định TPP và thừa nhận hiệu lực thi hành các cam kết mà Việt Nam cần phải thực hiện.

Để thẩm tra và phê chuẩn Hiệp định TPP dự kiến vào cuối năm 2016, các Bộ, ngành được yêu cầu phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Đối ngoại cùng các cơ quan khác của Quốc hội để nhanh chóng hoàn tất việc phê chuẩn Hiệp định TPP.

Cụ thể như Bộ Công Thương cần cung cấp và phổ biến thông tin toàn diện, đầy đủ về Hiệp định cho các đại biểu Quốc hội; tiến hành rà soát, đánh giá tính hợp hiến và mức độ tương thích của TPP với các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội để thực hiện TPP. Đồng thời tổ chức đánh giá tác động của TPP đối với các ngành, các lĩnh vực, nhất là những thách thức đặt ra và giải pháp cụ thể để tận dụng cơ hội và tối đa hóa lợi ích của Việt Nam khi tham gia TPP...

Cùng với đó, các tổ chức, cá nhân và cộng đồng DN sẽ được tham vấn rộng rãi để ghi nhận các ý kiến, quan điểm về những tác động trực tiếp từ TPP. Từ đó, giúp cho các cơ quan tham vấn xây dựng lộ trình, kế hoạch triển khai thực hiện sau khi TPP có hiệu lực đối với Việt Nam.


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Quyết tâm tiến tới TPP của Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO