Sau đại dịch Covid-19, chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn tiếp tục bị tổn thương trước các rủi ro khác trong năm 2023 và vẫn đang tiếp diễn đến nay.
Các vấn đề như lạm phát và lãi suất tăng, các thiên tai và rủi ro liên quan đến môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG: Environment - Social và Governance) với tình trạng vi phạm nhân quyền, lao động...
Trong nỗ lực cung cấp thông tin chuyên sâu về những thách thức đã ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng năm trong năm 2023, bên cạnh nguyên nhân và hậu quả của chúng, Sphera còn công bố Báo cáo rủi ro chuỗi cung ứng đầu tiên của mình trong năm 2024.
Sphera Solutions, nhà cung cấp dịch vụ quản lý rủi ro và hiệu suất ESG hàng đầu thế giới đã biên soạn và xuất bản báo cáo dựa trên dữ liệu từ phần mềm Quản lý rủi ro chuỗi cung ứng (SCRM) của chính họ. Phần mềm này cung cấp những hiểu biết chuyên sâu giúp nhận diện được nhiều nguyên nhân gây rối loạn hoạt động doanh nghiệp để họ có thể chủ động quản lý và giảm thiểu rủi ro chuỗi cung ứng.
Paul Marushka, Giám đốc điều hành và Chủ tịch của Sphera nhận xét: “Báo cáo của chúng tôi cho thấy một loạt những thách thức, việc gia tăng các quy định ESG và việc không tuân thủ có thể gây ra các khó khăn cho doanh nghiệp”.
“Rủi ro là rất khó lường và rủi ro chuỗi cung ứng không ngừng biến hóa khiến thị trường liên tục bị biến động ở mức độ ngày càng tăng. Bằng cách tối ưu hóa các thành phần chuỗi cung ứng và đa dạng hóa nhà cung cấp, các doanh nghiệp có thể quản lý tốt hơn những bất ổn và những gián đoạn có thể xảy ra với của chuỗi cung ứng”.
Tài chính tác động tiêu cực đến chuỗi cung ứng
Hàng tháng, các thông tin về rủi ro được AI của Sphera SCRM tham gia quét hơn 15 tỷ bài báo uy tín, nguồn dữ liệu thương mại, thông tin chính phủ và cả triệu trang web của khách hàng và nhà cung cấp trên toàn thế giới.
Các nguồn dữ liệu này cho phép Sphera những hiểu biết chuyên sâu về rủi ro chuỗi cung ứng, đồng thời cho phép công nghệ của họ xác định các rủi ro tiềm ẩn hoặc xu hướng có thể xấu đi để thông báo cho khách hàng về các mối đe dọa đó.
Khi biên soạn Báo cáo rủi ro chuỗi cung ứng, Sphera đã so sánh số lượng và các loại thông báo được gửi từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2023 với các dữ liệu từ cùng kỳ năm 2022.
Dữ liệu cho thấy hơn một phần ba (36%) thông báo rủi ro tài chính được cảnh báo về mức tăng trưởng và doanh thu ngày càng xấu đi. Tỷ lệ lạm phát cao ở EU và Mỹ làm xói mòn sức mua của các nhà cung cấp, với tình trạng mất khả năng thanh toán do tự quản lý tăng 23% và phá sản tăng 42%.
Việc di dời hoặc đóng cửa các cơ sở tăng 26%.
Tuy vậy, vấn đề khó khăn tài chính không thể xảy ra chỉ sau một đêm. Vấn đề quan trọng trong tương lai là các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao nhận thức về các rủi ro liên quan đến tài chính, cần đưa nó vào kế hoạch chiến lược của mình để giúp chống đỡ với những biến động và bất ổn kinh tế cũng như xây dựng khả năng phục hồi.
Thiên nhiên “nỗi loạn”
Báo cáo của Sphera cho thấy các sự cố thiên tai đã ảnh hưởng lớn đến chuỗi cung ứng trong năm 2023, với cảnh báo lốc xoáy tăng 45%, cảnh báo mưa đá tăng 26% và cảnh báo bão nhiệt đới tăng 6%.
Hai phần ba nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi điều kiện thời tiết, trong đó các ngành như nông nghiệp, năng lượng và giao thông vận tải bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Câu trả lời là một giải pháp cung cấp khả năng giám sát 24/7 và thông báo nâng cao về rủi ro thời tiết, giúp các doanh nghiệp củng cố chuỗi cung ứng của họ và đón đầu sự gián đoạn có thể sắp xảy ra. Điều này giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực đến tài chính.
Rủi ro liên quan đến ESG vẫn còn hiện hữu
Dữ liệu của Sphera cho thấy rủi ro liên quan đến ESG trong chuỗi cung ứng đã gia tăng trong năm 2023, với các thông tin được báo trong danh mục tăng 6%.
Thông báo về nhân quyền tăng 12%, các vấn đề về người lao động tăng 13% và liên quan đến ESG vi phạm môi trường tăng 1%.
Báo cáo của Sphera cho biết: “Toàn cầu hóa ngày càng tăng, những thay đổi về quy định cũng như nhu cầu của người tiêu dùng và nhà đầu tư đều có thể góp phần làm gia tăng rủi ro ESG trong chuỗi cung ứng”.
“Một cách tiếp cận toàn diện để quản lý rủi ro chuỗi cung ứng là nên cân nhắc đưa ESG vào kế hoạch chiến lược có thể giúp các doanh nghiệp giảm thiểu tổn thất, thiệt hại liên quan đến ESG”.