Báo cáo mới này chỉ ra rằng hạn chế công nghệ khi tham gia cách mạng hóa chuỗi cung ứng cho thấy gần một nửa số nhà lãnh đạo ngành đang gặp vấn đề trong tối ưu hóa các quy trình quan trọng.
Nghiên cứu của Celonis, công ty hàng đầu thế giới về khai thác quy trình đã khảo sát 300 nhà lãnh đạo chuỗi cung ứng cấp cao từ các doanh nghiệp lớn ở Châu Âu và Hoa Kỳ để tìm hiểu cách họ hiện đang tối ưu hóa quy trình của mình. Thông tin từ báo cáo cho biết rằng nhiều bộ phận trong chuỗi cung ứng phải đối mặt với những rào cản mà họ cho rằng đang cản trở việc tối ưu hóa. “Bị trở ngại bởi các ‘silo’ dữ liệu” như giữa dữ liệu và các bộ phận không tương thích, việc xác định các cơ hội cải thiện gặp trở ngại, sự phức tạp của các quy trình, công nghệ tiếp nối, các rào cản trước nhu cầu thay đổi...
Gần một phần ba (31%) cho biết tối ưu hóa quy trình không phải là ưu tiên hàng đầu vì họ hiện nay, và thường họ đang ứng xử kiểu “chữa cháy” khi gặp phải vấn đề này".
Trung bình, chỉ 56% các quy trình quan trọng trong kinh doanh ở các bộ phận của chuỗi cung ứng, chẳng hạn như lập kế hoạch, tìm nguồn cung ứng, sản xuất, phân phối và trả hàng là được xem cần được tối ưu hóa hoàn toàn.
Ngoài ra còn có sự chênh lệch đáng kể giữa số lượng các nhà lãnh đạo chuỗi cung ứng ở Hoa Kỳ (81%) cho biết hơn một nửa quy trình quan trọng của họ được tối ưu hóa hoàn toàn, ở các quốc gia trung tâm Châu Âu như Đức, Áo và Thụy Sĩ, nơi chỉ có 49% đưa ra phản hồi tương tự.
Báo cáo nêu rõ nguyên nhân của điều này là việc tối ưu hóa quy trình tiến bộ hơn ở Mỹ hoặc có sự khác biệt trong cách các nhà lãnh đạo chuỗi cung ứng nhận thức về hiệu quả của quy trình ở hai thị trường khác nhau.
Trên toàn chuỗi cung ứng, chưa đến 1/5 (18%) cho biết họ thực hiện tối ưu hóa quy trình một cách “liên tục”. Mặc dù chưa cao nhưng con số này phản ánh khá khách quan và lạc quan so với các doanh nghiệp dẫn đầu các lĩnh vực khác, với 8% ở lĩnh vực tài chính, 15% ở cả công nghệ thông tin, quy trình và vận hành). Hơn một nửa (54%) lãnh đạo chuỗi cung ứng chưa tối ưu hóa một quy trình nào trong 12 tháng qua.
Rào cản trong tối ưu hóa quy trình chuỗi cung ứng:
Xét về tác động tiêu cực của các quy trình dưới mức tối ưu, báo cáo liệt kê những điều này như sau: Mất thời gian và năng suất (60%), giá trị chưa được nắm bắt (40%), tổn thất tiền do kém hiệu quả (44%), tinh thần làm việc của nhân viên thấp (38%).
Về các trường hợp sử dụng phổ biến trong kinh doanh công nghệ:
Các công cụ thông minh (64%), điển hình là bảng điều khiển dựa trên dữ liệu được sử dụng phổ biến nhất, đặc biệt là ở Mỹ, trong khi tự động hóa quy trình bằng robot (59%) và quản lý quy trình kinh doanh (48%) cũng rất phổ biến.
Tóm lại, báo cáo cho biết các chức năng của chuỗi cung ứng cần phải “thích ứng và vận hành linh hoạt hơn trong một môi trường khó đoán định trước”.
Báo cáo này cũng cho biết thêm: “Các nhà lãnh đạo chuỗi cung ứng nhận ra quy trình chính là đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy sự thay đổi và mặc dù hiện tại đang còn gặp phải nhiều vấn đề, nhưng nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu hành trình tối ưu hóa quy trình trước nhu cầu giảm chi phí và khai thác các quy trình mới” như công nghệ, cũng như nhu cầu ứng phó tích cực hơn với các thách thức tiềm ẩn đang chờ đợi ở phía trước.
Như vậy, có thể xem “Các nhà lãnh đạo chuỗi cung ứng đang đi đúng hướng, sử dụng và đánh giá các công cụ giúp hoạt động của họ hiệu quả hơn, linh hoạt hơn và phù hợp hơn với một thế giới không ngừng thay đổi và nhiều biến động”.