TPHCM: Tập trung tìm giải pháp để thúc đẩy đầu tư, tăng trưởng
Minh Thư|03/07/2024 12:59
Chiều 1/7, UBND Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Phiên họp thường kỳ tháng 6 năm 2024. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi chủ trì Phiên họp.
Quang cảnh phiên họp
Phiên họp đã nghe báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội Thành phố 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024; ý kiến của các sở ban ngành Thành phố, thành phố Thủ Đức, các quận, huyện; Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Trung; Phó Chủ tịch HĐND TP.Hồ Chí Minh Huỳnh Thanh Nhân, Phó Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Bùi Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Dũng.
Phát biểu kết luận phiên họp, Chủ tịch UBND Thành phố Phan Văn Mãi đánh giá hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân Thành phố đã rất nỗ lực trong 6 tháng đầu năm 2024.
Chủ tịch UBND Thành phố cho rằng, thời gian qua năng lực hấp thu vốn của nền kinh tế chưa cao, trong đó nguyên nhân chính là do việc giải quyết thủ tục hành chính của các sở ngành, quận huyện. Điều này thể hiện qua việc đầu tư công và đầu tư tư nhân đều vướng mắc ở thủ tục điều chỉnh quy hoạch, thủ tục đất đai, thủ tục dự án… Thành phố đặt ra chỉ tiêu giải ngân 30% vào cuối quý II nhưng thực tế chỉ đạt hơn 10.000 tỷ đồng, đạt 13,8% tính đến ngày 30/6/2024, bằng nửa chỉ tiêu cả nước. Tuy nhiên, trong tuần vừa qua Thành phố giải ngân được 2.716 tỷ đồng, điều này cho thấy mục tiêu đặt ra mỗi tháng giải ngân 10.000 tỷ đồng là hoàn toàn có thể nếu tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc.
Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi phát biểu kết luận phiên họp
Trong bối cảnh đó, Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi nhấn mạnh, trong 6 tháng cuối năm Thành phố phải tập trung mọi nỗ lực tìm giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng của quý III là từ 7% trở lên và cố gắng đạt 8% ở quý IV.
Để đạt mục tiêu đề ra, Thành phố phải tập trung các giải pháp để thúc đẩy đầu tư, trong đó đầu tư công đã lập tổ chuyên trách để họp bàn hàng ngày, đầu tư tư nhân đã có tổ tháo gỡ vướng mắc, khó khăn. Sắp tới, Thành phố sẽ tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư theo danh mục Nghị quyết số 98 của Quốc hội để thu hút thêm vốn. Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu các sở ngành, địa phương rà soát những yêu cầu điều chỉnh vốn đầu tư công gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư chậm nhất ngày 5/7/2024 để tổng hợp báo cáo xin ý kiến Thường trực HĐND Thành phố.
Đối với nhóm giải pháp tháo gỡ khó khăn, về đầu tư công còn 74 nội dung phải giải quyết, Chủ tịch UBND Thành phố nói và giao Văn phòng UBND Thành phố cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư hệ thống lại để họp bàn giải pháp giải quyết cơ bản trong tháng 7.
Chủ tịch UBND Thành phố giao Sở Du lịch chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan lập ra kế hoạch tổ chức lễ hội, sự kiện cho nửa cuối năm để xây dựng thương hiệu du lịch sự kiện cho Thành phố và thu hút khách du lịch đến Thành phố.
Về dự án nhà ở xã hội còn 5 dự án, Thường trực UBND Thành phố sẽ xem xét giải quyết tháo gỡ khó khăn đối với từng dự án để có thể “chạy” trong quý III. Thường trực UBND Thành phố cũng chủ trì, xem xét giải quyết các kiến nghị của quận, huyện; của doanh nghiệp nhà nước thuộc Thành phố.
Đối với việc 4 luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8/2024, đây là vấn đề rất lớn và UBND Thành phố đã có văn bản giao nhiệm vụ. Các sở ngành liên quan rà soát hoàn thiện, tránh để tình trạng đến ngày luật có hiệu lực mà chưa thể thực hiện làm chậm công việc, bị động cho người dân và doanh nghiệp và thậm chí phải chịu trách nhiệm pháp lý. Giám đốc các sở ban ngành Thành phố, Chủ tịch UBND các địa phương có trách nhiệm kiểm tra coi còn tồn tại bao nhiêu vấn đề để tập trung giải quyết, cố gắng đảm bảo tiến độ.
Liên quan đến công tác cải cách hành chính (CCHC) và chuyển đổi số, người đứng đầu chính quyền Thành phố giao Sở Nội vụ với vai trò cơ quan thường trực theo dõi, đề xuất khắc phục 6 điểm nghẽn CCHC đã chỉ ra năm 2023; tập trung triển khai DDCI (đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban ngành và địa phương) của Thành phố; phối hợp rà soát các giải pháp đột phá để đến cuối năm 2025 chỉ số CCHC của Thành phố trở lại top 5 như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XI đã đề ra.
Đối với chuyển đổi số, Chủ tịch UBND Thành phố giao Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Chuyển đổi số Thành phố rà soát để thực hiện đúng chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra; rà soát đề xuất ứng dụng số cho Thành phố để đến cuối năm nay thông suốt 1 hệ thống từ Thành phố đến quận huyện, phường xã thị trấn và kết nối với Chính phủ, Bộ ngành; đến cuối năm 2025 các thủ tục hành chính được giải quyết trực tuyến ít nhất 70%.
Đối với thực hiện Nghị quyết số 98 của Quốc hội, Chủ tịch UBND Thành phố giao Văn phòng UBND Thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư có báo cáo tổng hợp 1 năm triển khai; các sở ban ngành, địa phương rà soát, đề xuất về những nội dung sẽ triển khai thực hiện trong thời gian tới.
Liên quan đến triển khai Kế hoạch kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), các sở ban ngành, địa phương rà soát đề xuất nội dung thực hiện. Tất cả các sở ban ngành, địa phương phải đăng ký nội dung thực hiện với Sở Văn hóa và Thể thao để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố. Chủ tịch UBND Thành phố lưu ý tập trung chăm lo đời sống người dân, đừng để người dân nào gặp khó khăn về nhà ở, và các vấn đề chính sách, cố gắng không để ai bị bỏ sót. Bên cạnh đó, tạo sự chuyển biến tại khu dân cư có thêm nhiều khu vui chơi công cộng, tăng cường trồng cây xanh.
Chủ tịch UBND Thành phố mong muốn các sở ngành, địa phương góp ý các nhiệm vụ sẽ thực hiện từ nay đến cuối năm để phấn đấu đạt chỉ tiêu 6 tháng cuối năm 2024 và cả nhiệm kỳ 2020-2025.
Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024
Để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, UBND Thành phố yêu cầu trong 6 tháng cuối năm các sở ban ngành, địa phương nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được nêu tại Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 18/6/2024. Đó là:
1. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, pháp luật, cơ chế, chính sách để nhanh chóng tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, giải phóng nguồn lực cho thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục kiến nghị các Bộ, ngành giải quyết những vấn đề mâu thuẫn, chồng chéo, vướng mắc, bất cập trong khi triển khai thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội. Chuẩn bị nhanh nhất các nguồn lực để triển khai thực thi các bộ Luật ngay khi Quốc hội thông qua, như: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng.
2. Tập trung thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công; đẩy nhanh triển khai các dự án trọng điểm, xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Thành phố trong năm 2024. Đảm bảo tỷ lệ giải ngân vốn cả năm đạt trên 95% theo như cam kết và kế hoạch đã đề ra.
Tập trung hoàn thiện các thủ tục liên quan và đẩy nhanh việc triển khai các dự án, đề án trọng điểm của Thành phố. Các Chủ đầu tư dự án khẩn trương thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố liên quan đến đề xuất phương án đẩy nhanh tiến độ thi công, phấn đấu hoàn thành vượt tiến độ đề ra đối với từng hạng mục công trình và toàn bộ dự án; chịu trách nhiệm kiểm tra, siết chặt kỷ cương, kỷ luật với các đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công.
Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành tuyến đường sắt đô thị số 1, đưa vào vận hành khai thác trong năm 2024. Tập trung hoàn tất các thủ tục chuẩn bị đầu tư, trình cấp thẩm quyền thông qua chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư các dự án giao thông trọng điểm, kết nối vùng và 5 dự án áp dụng hợp đồng BOT theo Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội.
3. Trên cơ sở phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, xây dựng Kế hoạch triển khai Quy hoạch TP.Hồ Chí Minh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đẩy nhanh tiến độ công tác lập quy hoạch, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ; Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung TP. Hồ Chí Minh đến năm 2040 tầm nhìn đến năm 2060; Đồ án quy hoạch chung thành phố Thủ Đức thuộc TP. Hồ Chí Minh đến năm 2040.
4. Triển khai xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024; Hoàn thiện Đề án quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực tài nguyên, nhất là đất đai nhằm tạo nguồn lực đầu tư phát triển.
5. Tổ chức xây dựng Đề án phát triển kinh tế số Thành phố. Vận hành chính thức Hệ thống điều phối vận hành Chính quyền số Thành phố. Đưa vào vận hành thử nghiệm các nền tảng: Ứng dụng trên di động công dân thống nhất của Thành phố (App Công dân Thành phố), nền tảng số hóa, lưu trữ tài liệu điện tử Thành phố, Cổng Thông tin điện tử TP.Hồ Chí Minh, nền tảng hỗ trợ quản lý khu phố, ấp, Cấp phép xây dựng, Quản lý đất đai, Hệ thống quản lý an sinh xã hội, Quản lý cán bộ công chức, viên chức.
6. Chủ động thúc đẩy hoạt động của Hội đồng vùng; phát huy vị trí, vai trò TP.Hồ Chí Minh là trung tâm kết nối của khu vực Đông Nam Bộ nhằm mở rộng các hành lang vận tải trọng tâm bám sông, hướng biển, thúc đẩy kết nối chuối cung ứng. Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, phát triển du lịch; tổ chức Chương trình kết nối cung cầu giữa TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành năm 2024. Triển lãm Quốc tế ngành Vi mạch bán dẫn Việt Nam năm 2024.
7. Phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Đa dạng hóa các hoạt động và phương thức xúc tiến đầu tư, gắn kết chặt chẽ hoạt động xúc tiến đầu tư với hoạt động xúc tiến thương mại và du lịch.
8. Quan tâm đúng mức đầu tư nguồn lực phát triển văn hóa - xã hội đồng bộ với phát triển kinh tế, xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh, chỉnh trang đô thị, các không gian công trình văn hóa, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, tiếp tục triển khai mạnh mẽ đề án phát triển công nghiệp văn hóa, xây dựng thương hiệu, sản phẩm đặc trưng của Thành phố.
Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo cung cầu lao động, sẵn sàng giải pháp hỗ trợ cung ứng lao động cho các ngành sản xuất có nhu cầu sử dụng lao động tăng cao trong những tháng cuối năm.
9. Xây dựng và triển khai Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Hình thành các cơ sở dữ liệu về thị trường, cung - cầu hàng hóa; đơn vị sản xuất kinh doanh, các hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ. Triển khai, thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới gắn với đô thị hóa trên địa bàn vùng nông thôn Thành phố giai đoạn 2021 - 2025 và Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Triển khai hiệu quả Kế hoạch triển khai “Đề án hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP.Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025” trong năm 2024.
10. Xây dựng các Kế hoạch năm học 2024 - 2025. Rà soát phát triển mạng lưới trường học để có các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án nhằm phấn đấu đạt chỉ tiêu đến hết năm 2025 đạt 300 phòng học/10.000 dân số trong độ tuổi đi học (từ 3 đến 18 tuổi). Hoàn thiện Kế hoạch Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo từ nay đến 2030, tầm nhìn 2045. Ban hành Kế hoạch triển khai Chiến lược lao động - việc làm giai đoạn 2023 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
11. Chủ động, sẵn sàng ứng phó với các dịch bệnh. Xây dựng kế hoạch triển khai các Đề án theo kế hoạch. Đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu đưa cơ sở mới của 3 bệnh viện cửa ngõ đi vào hoạt động theo đúng kế hoạch đề ra.
12. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế; triển khai hiệu quả công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển Thành phố. Tập trung hoàn chỉnh Đề án “Chính sách kiều hối trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh giai đoạn 2024 - 2030”; phần mềm dữ liệu người Việt Nam ở nước ngoài cư trú tại Thành phố.
Chỉ số giá nhà ở tại TP.HCM trong 3 tháng đầu năm 2024 giảm nhẹ 2 điểm phần trăm xuống còn 123 điểm. Phân khúc văn phòng ghi nhận tình hình hoạt động ổn định. Còn về chỉ số chi phí xây dựng đã tăng đều đặn kể từ khi kết thúc giãn cách xã hội vào quý 3/2022.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký công điện số 17/CĐ-TTg ngày 20/02/2025 về việc tích cực, chủ động triển khai các giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, sản xuất và tiêu dùng bền vững, thương mại bền vững đáp ứng các chính sách xanh của Liên minh Châu Âu.
Chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 17/2/2025 đã đề cập kế hoạch thực hiện Tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch.
Thị trường bảo hiểm nhân thọ (BHNT) tại Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ với nhiều đóng góp quan trọng cho nền kinh tế. Tuy nhiên, tỷ lệ phí bảo hiểm/GDP của Việt Nam còn thấp so với các quốc gia khác trong khu vực và thế giới, phần lớn thị phần đang thuộc về doanh nghiệp nước ngoài. Trong bối cảnh này, việc đẩy mạnh vai trò của công ty nội địa không chỉ giúp khai thác được tiềm năng thị trường mà còn mang lại lợi ích kinh tế-xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị với 7 nhiệm vụ, giải pháp để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang chuyển mình mạnh mẽ, mô hình kinh doanh hệ sinh thái nổi lên như một giải pháp toàn diện, giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng và mở ra cơ hội tăng trưởng bền vững cho cổ đông cùng đối tác kinh doanh. PwC đã phân tích các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ, truyền thông và viễn thông. Kết quả cho thấy, các công ty áp dụng mô hình hệ sinh thái đạt tỷ suất lợi nhuận 50-60%, so với mức 30-35% của các công ty truyền thống tập trung vào sản phẩm.
Hệ sinh thái là mô hình mà nhiều doanh nghiệp Việt đang hướng đến hiện nay. Với việc tập hợp các doanh nghiệp nhằm tạo ra chuỗi giá trị khép kín, từ khâu sản xuất tới đầu ra, hệ sinh thái giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát chất lượng và tiêu chuẩn sản phẩm, dịch vụ, phù hợp với chuyển biến của thị trường, đồng thời tiết kiệm chi phí, nhân lực, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Trong ngành logistics, hạ tầng giao thông đóng vai trò quyết định đến hiệu suất và chi phí vận chuyển hàng hóa. Với vị trí chiến lược nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Dương đang đẩy mạnh phát triển cảng sông và hệ thống đường bộ nhằm tối ưu hóa chuỗi cung ứng. Hệ thống cảng nội địa giúp kết nối vận tải đường thủy với đường bộ, giảm áp lực lên hệ thống giao thông đô thị, đồng thời cắt giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp.
Với tốc độ công nghiệp hóa nhanh, hệ thống hạ tầng ngày càng hoàn thiện và vị trí địa lý chiến lược, Bình Dương đang vươn lên trở thành trung tâm logistics quan trọng của khu vực Đông Nam Bộ. Tỉnh không chỉ đóng vai trò là cửa ngõ trung chuyển hàng hóa mà còn là điểm kết nối giữa các khu công nghiệp lớn với thị trường trong nước và quốc tế. Để đạt được mục tiêu này,
Từ ngày 1/1/2025, theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các phương tiện vận tải đường bộ phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải nghiêm ngặt hơn. Điều này đồng nghĩa với việc nhiều xe tải, xe container không đạt chuẩn sẽ phải nâng cấp động cơ hoặc bị loại khỏi hệ thống vận hành.
Khu Thương Mại Tự Do Cái Mép Hạ: Bước Tiến Quan Trọng Của Bà Rịa - Vũng Tàu
Chiều 18/02, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và DP World - tập đoàn logistics hàng đầu thế giới đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU). Thỏa thuận này đặt nền tảng hợp tác để DP World hỗ trợ nghiên cứu và phát triển Đề án "Khu Thương mại tự do gắn với cảng biển tại Cái Mép Hạ".
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký công điện số 17/CĐ-TTg ngày 20/02/2025 về việc tích cực, chủ động triển khai các giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, sản xuất và tiêu dùng bền vững, thương mại bền vững đáp ứng các chính sách xanh của Liên minh Châu Âu.
(VLR) On February 16, 2025, Tan Cang - Cai Mep International Terminal (TCIT) reaffirmed its crucial role in the global supply chain by welcoming the first vessel of the PEARL service, operated independently by MSC—the world’s largest shipping line. This milestone event occurred just one week after TCIT received the ZSL/PELICAN service, marking a significant advancement in expanding Vietnam’s maritime transport network to international markets.
Với tốc độ công nghiệp hóa nhanh, hệ thống hạ tầng ngày càng hoàn thiện và vị trí địa lý chiến lược, Bình Dương đang vươn lên trở thành trung tâm logistics quan trọng của khu vực Đông Nam Bộ. Tỉnh không chỉ đóng vai trò là cửa ngõ trung chuyển hàng hóa mà còn là điểm kết nối giữa các khu công nghiệp lớn với thị trường trong nước và quốc tế. Để đạt được mục tiêu này,
Từ ngày 1/1/2025, theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các phương tiện vận tải đường bộ phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải nghiêm ngặt hơn. Điều này đồng nghĩa với việc nhiều xe tải, xe container không đạt chuẩn sẽ phải nâng cấp động cơ hoặc bị loại khỏi hệ thống vận hành.
Starting from January 1, 2025, under Decree 168/2024/NĐ-CP, which regulates administrative penalties for violations of road traffic order and safety, road transport vehicles must comply with stricter emission standards. This means that many trucks and container vehicles that fail to meet the new requirements will either have to upgrade their engines or be removed from operation.
February 19, 2025, marks a significant milestone as Mekong Lover, an internationally certified luxury cruise designed and built entirely in Vietnam, is officially launched. More than just a high-end tourism product, Mekong Lover represents a major advancement in Vietnam’s river tourism sector while affirming the capabilities of the country’s shipbuilding industry.
Ngày 19/02/2025 đánh dấu một cột mốc quan trọng khi Mekong Lover, du thuyền đạt tiêu chuẩn quốc tế được thiết kế và đóng mới hoàn toàn tại Việt Nam, chính thức ra mắt. Không chỉ là một sản phẩm du lịch cao cấp, Mekong Lover còn thể hiện bước tiến lớn của ngành du lịch đường sông, đồng thời khẳng định năng lực của ngành công nghiệp đóng tàu trong nước.
One of the most controversial changes introduced by Decree 168/2024/NĐ-CP, which regulates administrative penalties for violations of road traffic order and safety, is the limitation of driving hours to a maximum of 10 hours per day and 48 hours per week. While the policy aims to improve road safety and reduce accidents caused by driver fatigue, many transportation businesses argue that it is impractical and significantly disrupts logistics operations.
Ngày 17/02/2025, Cảng Quốc tế Tân Cảng - Cái Mép (TCIT) chính thức đón chuyến tàu đầu tiên thuộc tuyến dịch vụ EC3, do liên minh Premier khai thác. Đây là một cột mốc quan trọng, đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hợp tác chiến lược giữa TCIT và các hãng tàu thành viên của liên minh, đồng thời mở ra cơ hội kết nối tối ưu, giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tận dụng lợi thế cạnh tranh trong thương mại toàn cầu.
Hiệp hội Gỗ và thủ công mỹ nghệ Đồng Nai (Dowa) vừa tổ chức tổng kết hoạt động 2024, triển khai các hoạt động năm 2025. Tới dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Hoàng, Bí thư Huyện ủy Long Thành Võ Văn Phi; lãnh đạo Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam.
Chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 17/2/2025 đã đề cập kế hoạch thực hiện Tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch.