cover1.png
artboard-1-copy.png

Theo đó cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong hai cảng biển đặc biệt của Việt Nam.

Trong Nhóm cảng biển số 4, cảng biển TP.HCM và cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu có công suất và tỷ trọng thông qua lớn nhất. Theo số liệu của Cục Hàng hải Việt Nam, tổng lượng hàng hóa qua cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu tăng dần qua các năm và tỷ trọng tướng ứng như sau (2015 – 2022): 2015 là 47,8 triệu tấn - 31,7%; 2026 là 62,9 triệu tấn - 35,4%; 2017 là 61,4 triệu tấn – 33,2%; 2018 là 68,4 triệu tấn – 33,7%; 2019 là 107,8 triệu tấn - 36,2%; 2020 là 113,2 triệu tấn – 37,9%; 2021 là 113,7 triệu tấn – 38,1%; và 2022 là 108 triệu tấn – 36,6%.

Thống kê trên cho thấy, tỷ trọng thông qua hàng hóa của cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu đã tăng dần từ 31,7% lên 36,6%. Riêng hàng container tăng từ 19,3% (2015) lên 48,2% (2022).

artboard-1-copy-2.png

Vẫn theo Cục Hàng hải Việt Nam, sản lượng hàng qua cảng biển Việt Nam năm 2022 đạt 733 triệu tấn, tăng 4% so với năm 2021 (năm 2021 đạt 703 triệu tấn, tăng 2% so năm 2020). Riêng Nhóm cảng biển số 4, sản lượng hàng hóa thông qua trong năm 2021 đạt xấp xỉ 300 triệu tấn.

Theo một báo cáo gần đây của Cục Hàng hải Việt Nam, khu vực cụm cảng Cái Mép - Thị Vải ở Bà Rịa – Vũng Tàu hiện chiếm hơn 16% tổng lượng hàng hóa xếp dỡ qua cảng biển và 35% lượng hàng container cả nước. Cảng Cái Mép thuộc cụm cảng Cái Mép – Thị Vải được xếp hạng cảng container thứ 11 trong số 370 cảng container tốt nhất toàn cầu, theo WB và S&P Global Market Intelligence thông qua Chỉ số hoạt động cảng container (CPPI), vào tháng 5/2022.

Cụm cảng Cái Mép – Thị Vải đang chiếm 50% lượng hàng container khu vực phía Nam, đứng sau cảng Cát Lái của TP.HCM (chiếm 50% tổng lượng container cả nước)

Theo Quyết định số 1579/QĐ-TTg (như đã nói ở trên), đến năm 2030 với Nhóm cảng biển số 4, hàng hóa thông qua từ 461 đến 540 triệu tấn (hàng container từ 23 đến 28 triệu TEU); hành khách từ 1,7 đến 1,8 triệu lượt khách. Tầm nhìn đến 2050: đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 3,5 đến 3,8%/năm; hành khách tăng trưởng bình quân khoảng từ 0,9 đến 1,0 %/năm.

Trong đó, cụm cảng biển Cái Mép – Thị Vải được quy hoạch là cảng cửa ngõ trung chuyển quốc tế; khu bến Thị Vải được quy hoạch phục vụ phát triển kinh tế xã hội liên vùng, có bến tổng hợp, bến container, hàng rời,… và có thể tiếp nhận tàu có tải trọng tối đa lên đến 250.000 DWT (tải trọng toàn phần).

hop-tac-brvt-2.png

Cụ thể, giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh này phấn đấu tổng sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển tỉnh đạt khoảng 375 triệu tấn, bình quân khoảng 75 triệu tấn/năm. Toàn địa bàn tỉnh hiện có 69 bến cảng được quy hoạch, đến nay đã đưa vào khai thác 48 dự án với công suất 141,5 triệu tấn/năm. Riêng cụm cảng Cái Mép - Thị Vải có 35 bến cảng, đã đưa vào khai thác 22 bến cảng (19 dự án chính thức, 3 dự án tạm khai thác), với công suất 117,8 triệu tấn/năm, trong đó bao gồm 7 cảng container với công suất 6,8 triệu TEUs/năm.

Trong những năm qua, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã luôn chủ động, tích cực phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam các Hiệp hội cảng biển, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam và các doanh nghiệp khai thác cảng, doanh nghiệp logistics và các doanh nghiệp chủ hàng thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, quản lý hệ thống cảng biển, đặc biệt là cụm cảng Cái Mép - Thị Vải…

Tại “Tọa đàm thúc đẩy dòng chảy hàng hóa thông qua khu vực Cái Mép”, vừa diễn ra vào cuối tháng 5/2023, nhiều chuyên gia, doanh nghiệp khai thác cảng biển, doanh nghiệp logistics hiến kế cần nghiên cứu việc lựa chọn mô hình cảng biển phù hợp; Xây dựng trung tâm hàng hóa và trung tâm Logistics; Tăng năng lực khai thác cảng và logistics; Đồng thời, quy hoạch hệ sinh thái Logistics.

Về kết cấu hạ tầng, cần đẩy nhanh giao thông kết nối liên vùng, tận dụng phương thức kết nối đường hàng không giữa khu vực Cái Mép - Thị Vải với sân bay quốc tế Long Thành; đầu tư dự án đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu; Mở Depot cấp rỗng tại khu vực Cái Mép - Thị Vải; Đẩy nhanh tiến độ dự án xây dựng trung tâm kiểm tra chuyên ngành tập trung; Tạo cơ chế, thủ tục thuận lợi cho hàng trung chuyển; cơ chế các cảng mở…

brvt-1-2.png

Được biết, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang nỗ lực, tập trung các nguồn lực để nâng cao, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, kết nối giao thông liên vùng, đa phương thức để phục vụ tốt cho phát triển cảng biển. Tập trung vào lập quy hoạch, phát triển hệ sinh thái Logistics (dịch vụ, kho bãi, cảng cạn, trung tâm Logistics, đại lý các hãng tàu...).

Đồng thời, cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số trong lĩnh vực hành chính công để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; chỉ đạo các cơ quan, ban ngành, trong đó có Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kết nối, trao đổi thường xuyên để kịp thời nắm bắt, gặp gỡ, tháo gỡ ngay các vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động...

Nhìn từ hiện tại đến tương lai, chúng ta cùng có niềm tin chắc chắn rằng ngành cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ phát huy vị trí đặc biệt của mình để tham gia phát triển kinh tế - xã hội đóng góp nhiều hơn nữa cho địa phương và đất nước.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Bà Rịa – Vũng Tàu: Lợi thế đặc biệt trong phát triển kinh tế cảng biển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO