Châu Á xuất khẩu giảm, gây khó cho các hợp đồng vận tải xuyên Thái Bình Dương

Văn Tâm (lược dịch)|26/04/2023 06:30

Kỳ nghỉ lễ Quốc tế Lao động của Trung Quốc năm nay kéo dài tới 5 ngày, như vậy sẽ trì hoãn việc tăng cước theo kế hoạch của các nhà khai thác vận tải và khối lượng hàng hóa xuất khẩu từ châu Á đã giảm xuống dưới mức mong đợi, càng làm khó khăn cho các cuộc đàm phán hợp đồng vận tải với các chủ hàng xuyên Thái Bình Dương.

Các hãng tàu cho biết kể từ ngày 14/4, khi chỉ số vận chuyển hàng hóa container từ Thượng Hải cho thấy giá cước tuyến châu Á – Bờ Tây Hoa Kỳ đã đạt mức cao nhất trong 5 tháng gần đây là 1.668 USD/FEU, qua bốn tuần tăng liên tiếp. Cước phí tuyến châu Á – Bờ Đông Hoa Kỳ cũng đã tăng gần 20% từ ngày 7/4 lên 2.565 USD/ FEU.

container-2.jpg
Kỳ nghỉ lễ Quốc tế Lao động của Trung Quốc và Việt Nam năm nay kéo dài nên dự kiến ​​sẽ ảnh hưởng đến lượng hàng hóa xuất khẩu

Tuy nhiên, vào thứ Sáu tuần trước, cả hai mức giá đã giảm 2% xuống còn 1.633 USD cho tuyến châu Á – Bờ Tây Hoa Kỳ và 2.510 USD cho tuyến Bờ Đông Hoa Kỳ.

Nhà cung cấp dữ liệu Linerlytica cho biết rằng mặc dù việc sử dụng công suất trên cả hai tuyến đều “khá”, nhưng kỳ nghỉ lễ năm nay kéo dài nên dự kiến ​​sẽ ảnh hưởng đến lượng hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt là khi công suất cao hơn so với kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Giới chuyên môn trong lĩnh vực vận tải ước tính rằng có ít nhất 440.000 TEU công suất đã bị bỏ trống trong tháng này.

Công ty tư vấn Linerlytica lưu ý, mặc dù có sự lạc quan rằng các hợp đồng ở khu vực Thái Bình Dương có thể được hoàn tất trong tháng này, nhưng một số lượng đáng kể các hợp đồng vẫn chưa được ký kết, chỉ còn năm ngày nữa là các thỏa thuận mới sẽ bắt đầu.

Linerlytica cho biết: “Các cuộc đàm phán với NVOCC đặc biệt có nhiều khó khăn đối với các hãng vận tải, do tỷ lệ biến động gần đây. “Một số đã gia hạn tỷ lệ NVOCC ưu đãi đến cuối tháng 6, vì tỷ lệ khối lượng hợp đồng đã giảm xuống dưới 30%”.

Tuy nhiên, chỉ số container tổng hợp của Korea Ocean Business Corp đã cho thấy một bức tranh tươi sáng hơn, với giá cước Hàn Quốc - Bờ Tây Hoa Kỳ ở mức 1.568 USD/ FEU và đến các cảng bờ biển phía đông là 2.507 USD/ FEU vào ngày 24/4, tăng lần lượt 18% và 12% so với ngày 17/4.

Tuy nhiên, một nhà giao nhận Hàn Quốc nói với The Loadstar : “Các hãng vận chuyển hàng hóa đang cố gắng duy trì hướng vận chuyển hàng hóa bằng cách điều chỉnh tình trạng sẵn có của các vị trí và duy trì giá cước, vì khối lượng hàng hóa được vận chuyển đã giảm đáng kể. Họ phải giữ giá giao ngay cao để cho các chủ hàng ký hợp đồng ở mức cao hơn một chút”.

Theo dữ liệu thương mại của Descartes Datamyne cho thấy nhu cầu đã chậm lại trong một thời gian dài, với khối lượng giao dịch châu Á – Hoa Kỳ giảm hai con số trong bảy tháng liên tiếp. Thống kê của hãng cho thấy tháng trước, lưu lượng container từ 10 quốc gia châu Á đến Bắc Mỹ giảm 32% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ còn 1,22 triệu TEU.

Trung Quốc, nhà xuất khẩu hàng tiêu dùng lớn nhất đã vận chuyển 646.000 TEU đến Bắc Mỹ trong tháng 3, thấp hơn 37% so với năm trước, trong khi Hàn Quốc nước lớn thứ hai, giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 162.000 TEU.

container-3.jpg
Trung Quốc, nhà xuất khẩu hàng tiêu dùng lớn nhất đã vận chuyển 646.000 TEU đến Bắc Mỹ trong tháng 3, thấp hơn 37% so với cùng kỳ  năm trước

Việt Nam, hiện được biết đến là nước đang phát triển như một trung tâm sản xuất có chi phí cạnh tranh, hoạt động xuất khẩu sang Bắc Mỹ đã giảm 31% trong tháng 3/2023, ở mức 105.000 TEU và Đài Loan xuất khẩu 65.000 TEU, giảm 33% so với cùng kỳ năm trước.

Theo The Loadstar
Copy Link
Bài liên quan
  • "Bức tranh" vận tải trong chuỗi giá trị Logistics Việt Nam
    Tính chung năm 2022, vận chuyển hành khách tăng 52,8% và luân chuyển tăng 78,3% so với năm trước nhưng vẫn sụt giảm khoảng 30% so với trước dịch. Còn vận chuyển hàng hóa vẫn giữ đà tăng trưởng khả quan so với năm trước và thời kỳ trước dịch...

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Châu Á xuất khẩu giảm, gây khó cho các hợp đồng vận tải xuyên Thái Bình Dương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO