Phát triển logistics Việt Nam ngang tầm quốc tế

Thụy Hậu|30/07/2021 19:44

(VLR) Chiều nay (30/7), Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu (BVU), Trường Đại học Giao thông vận tải TP. HCM (UT-HCMC), Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam (VLI) đồng tổ chức Hội thảo quốc tế theo hình thức trực tuyến với chủ đề: “Phát triển logistics Việt Nam ngang tầm quốc tế”, hướng đến mục tiêu trao đổi những kinh nghiệm, đề xuất định hướng để phát triển logistics Việt Nam ngang tầm khô vực và thế giới…

Hội thảo Phát triển logistics Việt Nam ngang tầm quốc tế tổ chức theo hình thức trực tuyến

Hội thảo Phát triển logistics Việt Nam ngang tầm quốc tế tổ chức theo hình thức trực tuyến

Doanh nghiệp logistics cần nhanh chóng tự nâng tầm

Logistics được xác định là ngành dịch vụ quan trọng trong tổng thể nên kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh phát biểu tại Hội thảo

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh phát biểu tại Hội thảo

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, trong những năm qua, ngành logistics Việt Nam đã có những bước tiến rất đáng kể, chỉ số hiệu quả logistics Việt Nam đứng thứ 39/160 quốc gia tham gia nghiên cứu, tăng 25 bậc so với năm 2016, đứng thứ 3 trong các nước ASEAN. Việt Nam đang là quốc gia đứng Top đầu trong các thị trường mới nổi, tốc độ tăng trưởng ngành đạt 14% - 16%.

Cùng đồng hành với doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp logistics cũng phải nhanh chóng tự nâng tầm, nâng cao năng lực nội tại, có tinh thần tiên phong, tiến ra thị trường bên ngoài, hướng đến cung cấp dịch vụ logistics mang tính chuyên nghiệp theo các chuẩn mực quốc tế.

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh

Số lượng các doanh nghiệp và chất lượng kinh doanh dịch vụ logistics ngày càng tăng lên, đặc biệt là nhận thức và sự quan tâm của các bộ, ngành, địa phương về vai trò của ngành logistics đã có sự chuyển biến rõ rệt. Đây là kết quả của sự nỗ lực của các doanh nghiệp dịch vụ logistics, sự quan tâm tạo điều kiện của Chính phủ thông qua việc kiến tạo môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp cho nền kinh tế nói chung và lĩnh vực logistics nói riêng.

Cũng theo Thứ trưởng, ngành logistics Việt Nam vẫn còn nhiều điểm yếu như chi phí logistics cao, thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp dịch vụ với nhau và với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu. Quy mô và tiền lực tài chính của các doanh nghiệp logistics Việt Nam còn yếu, việc tiến ra thị trường nước ngoài chưa đáng kể. Nguồn nhân lực làm dịch vụ logistics còn thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng cũng như tính chuyên nghiệp.

Đại dịch COVID-19 bùng phát vào năm 2020 đã tác động đến hầu hết các quốc gia và vừng lãnh thổ trên thế giới, gây tác động nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó phải kể đến sự đứt gãy của chuỗi cung ứng, ngừng trệ của hoạt động logistics trên toàn cầu mà cho đến nay vẫn chưa phục hồi được hoàn toàn. “Cùng đồng hành với doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp logistics cũng phải nhanh chóng tự nâng tầm, nâng cao năng lực nội tại, có tinh thần tiên phong, tiến ra thị trường bên ngoài, hướng đến cung cấp dịch vụ logistics mang tính chuyên nghiệp theo các chuẩn mực quốc tế”, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nhấn mạnh.

Cần xây dựng và phát triển đội ngũ nhân lực logistics chất lượng cao

Đánh giá về vai trò của ngành dịch vụ logistics Việt Nam, ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) cho biết, trong bối cảnh thế giới đối mặt với đại dịch COVID-19 thì ngành dịch vụ logistics càng thể hiện vai trò quan trọng của mình trong việc đóng góp vào công cuộc chống dịch thông qua bảo đảm hoạt động vận tải, giao nhận, kho bãi được thực hiện hiệu quả, hàng hóa lưu thông thông suốt, phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất nhập khẩu.

Ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

Ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

Theo dự báo của VLA, đến năm 2030, nhu cầu nhân lực chuyên nghiệp cho toàn ngành là 200.000 nhân sự, trong khi đó, khả năng đáp ứng nhu cầu nhân sự chỉ đạt khoảng 10%. Chính vì thế, sự thiếu hụt nhân lực logistics sẽ là thách thức lớn đối với ngành logistics Việt Nam.

Ông Hiệp khẳng định: “Ngành logistics là một ngành kinh tế đa ngành, mang tính thời đại sâu sắc, đặc biệt trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Ngày nay, logistics chịu ảnh hưởng sâu sắc của công nghệ, trong đó có công nghệ thông tin, công nghệ số, tự động hóa và các mô hình logistics tiên tiến. Điều đó thể hiện tầm quan trọng của công tác đào tạo nguồn nhân lực logistics, công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào logistics, công tác quy hoạch phát triển logistics tầm quốc gia, vùng và địa phương là hết sức quan trọng”.

Theo thống kê đánh giá của Tổng cục Thống kê, hiện nay Việt Nam có hơn 30.000 doanh nghiệp đăng ký dịch vụ liên quan đến logistics. Tuy nhiên, xét về các doanh nghiệp logistics có mức độ cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, chuyên sâu, có các dịch vụ kết nối quốc tế thì có khoảng 4.000 doanh nghiệp.

Theo dự báo của VLA, đến năm 2030, nhu cầu nhân lực chuyên nghiệp cho toàn ngành là 200.000 nhân sự, trong khi đó, khả năng đáp ứng nhu cầu nhân sự chỉ đạt khoảng 10%. Chính vì thế, sự thiếu hụt nhân lực logistics sẽ là thách thức lớn đối với ngành logistics Việt Nam.

PGS.TS. Hồ Thị Thu Hòa, Viện trưởng Viện VLI đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

PGS.TS. Hồ Thị Thu Hòa, Viện trưởng Viện VLI đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

PGS.TS. Hồ Thị Thu Hòa, Viện trưởng Viện VLI đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời gian tới. Thứ nhất, công tác đào tạo nhân lực logistics cần kết hợp mô hình ba nhà gồm Nhà nước - nhà trường/viện – nhà doanh nghiệp; Tập trung đào tạo kiến thức nền tảng và kỹ năng nghề nghiệp cơ bản; Phát triển e-learning và xây dựng nền tảng trực tuyến đào tạo logistics (E-platform); Đồng thời, chú trọng đào tạo kỹ năng số cho nhân lực logistics.

Thứ 2, trong công tác tuyển dụng. Các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo phát triển mối quan hệ hợp tác chính thống (win-win); Doanh nghiệp cần cam kết hỗ trợ thực tập và việc làm cho sinh viên; Các cơ sở giáo dục đảm bảo chất lượng sinh viên tốt nghiệp.

Thứ 3, xây dựng chuẩn kỹ năng nghề nghiệp cho ngành logistics. Kích hoạt xây dựng chuẩn kỹ năng nghề logistics (tham khảo UNESCAP, FIATA); kết nối chặt chec giữa doanh nghiệp và nhà trường để có thể xây dựng chương trình đào tạo phù hợp; Nhà nước có chính sách đối với doanh nghiệp tham gia tích cực trong công tác đào tạo nhân lực ngành, định hướng các doanh nghiệp vừa và nhỏ xem chi phí đào tạo là chi phí đầu tư…

Phát triển hệ thống cảng Cái mép - Thị Vải và dịch vụ logistics tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2030

Bà Rịa - Vũng Tàu là địa phương có điều kiện hết sức thuận lợi trong việc trở thành trung tâm cảng và logistics của cả nước khi nơi đây có 32 tuyến dịch vụ quốc tế cố định hàng tuần, trong đó 20 tuyến đi Mỹ, 3 tuyến đi châu Âu, 9 tuyến nội Á. Đồng thời, tỷ lệ phát triển dịch vụ mới trung bình 20%/năm.

Ông Trương Tấn Lộc, Giám đốc Marketing Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đề xuất các giải pháp phát triển cụm cảng Cái Mép - Thị Vải

Ông Trương Tấn Lộc, Giám đốc Marketing Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đề xuất các giải pháp phát triển cụm cảng Cái Mép - Thị Vải

Tuy nhiên, Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn còn nhiều khó khăn trong việc kết nối cũng như đảm bảo tính động bộ của kết nối. Cả hệ thống kết nói thông qua một trục QL52, chưa có đường sắt. Các khu công nghiệp, khu sản xuất ở Bà Rịa - Vũng Tàu chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp, quy mô logistics nhỏ lẻ, khó tham gia vào chuỗi cung ứng quốc tế, công nghệ chuyện đổi số chưa mạnh mẽ, nhân lực thiếu và yếu. Bà Rịa - Vũng Tàu cũng thiếu các khu hậu cần sau cảng như khu tập kết container rỗng, kho hàng CFS, kho ngoại quan, các ICD, công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành, chia sẻ thông tin giữa các bộ, ban ngành vẫn còn nhiều bất cập.

Ông Trương Tấn Lộc, Giám đốc Marketing, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đề xuất: “Cần quy hoạch dự án Cái Mép hạ và trung tâm logistics. Nếu muốn sánh vai với các cảng trung chuyển thế giới, kết nối với các trung tâm logistics khu vực và thế giới thì chúng ta phải có cảng đón được tàu trên 20.000 TEUs và trung tâm logistics gắn liền với cảng nước sâu này.

Cần tiếp tục công tác nạo vét đảm bảo độ sâu luồng (-15m đến -16m), kết nối hậu phương bằng đường thủy, đường bộ, đặc biệt là đường sắt, có sự đồng bộ trong phát triển hệ thống hậu cần sau cảng, gắn chặt với quy hoạch phát triển đồng bộ khu vực công nghiệp, quy hoạch phát triển kinh tế vùng và của địa phương có cảng. Phát triển khu cảng mở tại khu vực Bà Rịa -Vũng Tàu. Đồng thời, Nhà nước cần đứng ra xây dựng trung tâm phân phối và cho các công ty logistics thuê lại.

Về chính sách, thủ tục pháp lý, ông Trương Tấn Lộc đề xuất cần cải cách hành chính nhằm đơn giản hóa thủ tục, tích hợp chuyển đổi số và áp dụng công nghệ nhằm tạo thuận lợi cho cụm cảng Cái Mép và ngành logistics Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển, bắt kịp với xu hướng thế giới. Cần có mức giá ưu đãi cho hàng trung chuyển, hàng hóa cảnh về dịch vụ bốc dỡ container tại cảng Cái Mép, nghiên cứu về giá hoa tiêu, lai dắt nhằm tăng lượng hàng trung chuyển, cơ chế thông thoáng, gọn nhẹ đối với hàng trung chuyển, hàng quá cảnh ở khu vực này.

Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp vận tải, các hàng tàu và các cảng cần quan tâm, hợp tác với nhau nhằm xây dựng các giải pháp kết nối khách hàng không chỉ bằng đường thủy mà còn bằng đường bộ, đảm bảo tiết kiệm chi phí, thời gian… Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa phương thức quản lý và vận hành, sử dụng hệ thống phần mềm, nền tảng tối ưu hóa logistics nhằm cắt giảm thời gian, chi phí logistics, nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ.

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cần có các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư logistics và chính sách khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ, nghiên cứu phát triển trung tâm kho hàng dọc theo quốc lộ 51, phát triển hệ thống hậu cần, kho bãi, depot… Đồng thời có chính sách ưu đãi thuế, hỗ trợ chính sách đất đai, nâng cấp cơ sở hạ tầng đường bộ đa phương thức, cải thiện môi trường kinh doanh, tổng hợp các nguồn lực. Tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực logisstics chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu, góp phần vào sự phát triển chung của logistics Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng và cả nước nói chung.

“Tân Cảng Sài Gòn sẵn sàng phối hợp để triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, thông qua chương trình huấn luyện thực tế cho sinh viên, chuyển giao các chương trình đào tạo mang tính thực tế trong nhà trường…”, ông Lộc chia sẻ thêm.


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Phát triển logistics Việt Nam ngang tầm quốc tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO