Xuất khẩu ASEAN bị ảnh hưởng bởi cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của EU

Thành Trung|03/04/2024 14:00

Theo nhận định của Ủy ban Chứng khoán Malaysia (SC), 75% mặt hàng xuất khẩu của nước này sang Liên minh châu Âu (EU) bị ảnh hưởng bởi Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM).

ban-do-cang-bien-o-malaysia-nam-2023-1-.jpg
Bản đồ cảng biển ở Malaysia năm 2023

Báo cáo Đánh giá sự ổn định thị trường vốn năm 2023 của SC cho hay, mặc dù chỉ chiếm 8% tổng xuất khẩu của Malaysia trong giai đoạn 2021 – 2023, song nhiều chính sách liên quan đến môi trường, khí hậu, xã hội và quản trị (ESG), đặc biệt là CBAM của EU có khả năng ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp Malaysia.
SC cũng lưu ý rằng, EU ngày càng đưa ra nhiều tiêu chuẩn liên quan đến ESG ở cấp độ quốc tế, đòi hỏi các doanh nghiệp Malaysia cần phải tuân thủ, kịp thời nắm bắt thông tin để có định hướng kinh doanh phù hợp.

Trong bối cảnh này, SC đang xây dựng một nghiên cứu đánh giá mức độ rủi ro, tácđộng của các quy định ESG đối với các công ty đại chúng (PLC) để nhấn mạnh tính cấp thiết của việc chuyển đổi hoạt động kinh doanh theo hướng bền vững.

Để đạt được mục tiêu này, SG đã chủ trì một ủy ban cố vấn về phát triển bền vững, trong đó có nhiệm vụ xác định khả năng sử dụng các quy định của Ủy ban Tiêu chuẩn Bền vững Quốc tế (ISSB) ở Malaysia, cung cấp thông tin và xây dựng các khuôn khổ hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước.

SC khẳng định rằng đây là một phần trong nỗ lực của SC nhằm góp phần giảm sự khác biệt giữa các tiêu chuẩn ESG quốc tế và địa phương.

cang-tanjung-cang-bien-quan-trong-bac-nhat-tai-malaysia-1-.jpg
Cảng Tanjung - Cảng biển quan trọng bậc nhất tại Malaysia


Các công ty ở Malaysia tham gia vào các lĩnh vực truyền thống sử dụng nhiều carbon hoặc hoạt động trong những ngành gây phát thải khí carbon cao đang phải đối mặt với nhiều rủi ro khi các nhà đầu tư, khách hàng có sự điều chỉnh chính sách thương mại, đầu tư theo cơ chế CBAM của EU.

Bài liên quan
  • 375 triệu USD hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật cho lúa carbon thấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long
    Ngày 19/3, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội thảo tham vấn đối với Dự án hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật cho lúa carbon thấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long trên cơ sở Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” đã được Chính phủ phê duyệt.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Xuất khẩu ASEAN bị ảnh hưởng bởi cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của EU
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO